10 loại Lụa tơ tằm phổ biến và cách phân biệt Lụa

cách phân biệt vải lụa
Có rất nhiều loại Lụa trên thế giới. Các loại Lụa khác nhau dựa trên nguyên liệu làm ra chúng. Hoặc từ cách dệt cũng cho ra thành phẩm Lụa khác biệt. Tuy nhiên có 10 kiểu Lụa phổ biến nhất thường gặp. Nhưng chưa phải ai cũng biết cách phân biệt Lụa. Bài viết này nhằm giúp chị em phân biệt rõ các loại Lụa. Để chị em có thể tự chọn được loại Lụa ưa thích, phù hợp với từng loại trang phục cần may. Quan trọng nhất, biết được giá trị của từng loại Lụa, chị em sẽ không bị những bên kinh doanh bất chính qua mắt.
Hãy cùng nhaxasilk tìm hiểu những loại Lụa phổ biến nhất và các đặc điểm độc đáo của từng loại Lụa. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức sành sỏi về Lụa.

1. Lụa tơ tằm Satin

cách phân biệt các loại lụa
(Lụa Satin – tên loại Lụa tơ tằm được dệt theo kiểu dệt thoi vân đoạn)

Đây là loại Lụa được biết tới nhiều nhất. Satin thực chất là tên một kỹ thuật dệt vải. Đây là kiểu dệt thoi vân đoạn giữa sợi ngang và sợi dọc để tạo nên sự chắc chắn giữa các sợi. Với kỹ thuật dệt này, bề mặt vải thường có độ láng bóng ở trên và có chút thô mờ ở dưới. Tùy theo từng loại tơ sợi, Lụa satin có thể có độ nặng nhẹ, thô mờ hay mềm mịn khác nhau. Lụa satin được dệt từ nguyên liệu tơ tằm tự nhiên nên sẽ mang ưu điểm của sợi tơ này như: Lụa satin mặc nhẹ, mềm mịn và thấm hút mồ hôi tốt. Lụa satin khi mặc mát mẻ vào mùa hè, không bị tích điện vào mùa đông. Lụa satin cũng có một số đặc điểm khác như: khó giữ nếp, khó may hơn vì dễ lộ nhược điểm nếu may không khéo. Đây là loại vải cao cấp thường dùng may đầm dạ hội, áo dài hoặc dùng trong các dịp đặc biệt. Lụa satin cũng thể dùng để may đồ mặc hàng ngày phân khúc cao cấp.

2. Lụa Jacquard (Dác-ca)

phân biệt các loại vải lụa
(Lụa hoa (hay Lụa Jacquard) là kiểu dệt hoa văn trên vải tạo sự tinh tế và vẻ đẹp đốc đáo không sợ phai mờ)

Jacquard (dân trong nghề hay gọi Dác-ca) là tên gọi của loại vải có hoa văn được dệt trực tiếp lên cấu trúc vải. Tên gọi này lấy từ tên thợ dệt người Pháp đã phát minh ra – ông Joseph Marie Jacquard – năm 1804. Để tạo ra vải Jacquard, người thợ truyền thống phải thực hiện hoàn toàn thủ công. Vải Jacquard thường có hoa văn ở hai mặt vải nhưng hình nổi ở mặt trước, còn mặt sau thì chìm. Trước đây, loại vải này phải làm thủ công hoàn toàn nên giá thành cao. Hiện tại, nhờ sự trợ giúp của máy móc nên loại vải này đã được giảm giá thành và tiếp cận được với nhiều người.

Vải lụa Jacquard có đặc tính dẻo dai, vững chắc nên có độ bền cao hơn, ít bị nhăn nhúm. Các hoa văn trên vải thường có dạng hình khối hoặc mô phỏng các loại động, thực vật tự nhiên, trừu tượng.

3.  Lụa Gấm

Phân biệt các loại lụa
(Gấm – loại Lụa khó làm nhất trong các loại Lụa. Hiện nay số lượng nghệ nhân làm được loại Gấm truyền thống còn rất ít)

Lụa Gấm là loại vải dệt dày nhiều màu sắc như: lam, hồng, cánh chấu.. Hoa trên gấm thường có màu sắc tươi rực rỡ, dệt cài nổi, tựa như thêu khéo trên nền satin. Vải Gấm có thể tạo ra những họa tiết chìm nổi tùy theo cách dệt tạo nên sự hoàn hảo. Trên một tấm gấm có nhiều màu (gấm ngũ thể, gấm thất thể). Đặc điểm khi ánh sáng rọi vào, mặt Lụa gấm phản chiếu ánh sáng tạo thành các gam màu khác nhau rất sinh động. Gấm là mặt hàng thượng phẩm vì khó làm nhất trong các mặt hàng tơ lụa. Gấm được coi là “nữ hoàng” của các loại hàng dệt tơ lụa. Hiện nay còn rất ít nghệ nhân có thể làm được Gấm.

4. Lụa Taffeta

Phân biệt các loại Lụa
(Lụa Teffeta là tên loại vải Lụa dệt sáng bóng từ sợi tơ tự nhiên hoặc các sợi nhân tạo)

Là tên loại vải Lụa dệt sáng bóng từ sợi tơ tự nhiên hoặc các sợi nhân tạo. Taffeta nghĩa là “Dệt xoắn” trong tiếng Ba Tư. Taffeta là vải dệt kiểu thô sơ có độ bóng, độ cứng tạo cảm giác “đứng mình”, không bám vào da giúp định dáng trang phục tốt hơn. Lụa Taffeta thường được sử dụng để may trang phục váy ngắn, cần độ cứng. Váy khi lên người tạo cảm giác khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ngoài ra, Lụa Taffeta còn có thể sử dụng làm lớp lót bên trong chiếc váy bởi độ bóng và sắc màu óng ánh. Lụa Taffeta không bị bám vào da khi trời lạnh. Và không bị co giãn như trời nóng hoặc lạnh như một số loại vải khác.

5. Lụa Twist (Lụa 2 da)

Cách phân biệt các loại lụa
(Lụa được kết hợp giữa Tơ tằm nguyên chất và sợi tơ bóng – viscose)

Lụa được kết hợp giữa Tơ tằm nguyên chất và sợi tơ bóng (Viscose). Khi ánh sáng chiếu vào, tấm Lụa Twist sẽ ánh lên và có màu sắc sặc sỡ, rõ nét. Vải Lụa Twist vừa có độ bóng mịn, lại vừa mềm, chống nhăn, nhiều hoa văn phong phú. Giá thành loại Lụa này cũng vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Với khả năng ăn màu ấn tượng, bộ sưu tập của Lụa Twist vô cùng phong phú, nịnh mắt.

6. Lụa Twill

cách phân biệt các loại lụa
(Loại Lụa Twill có thiết kế sợi đan chéo bền chắc)

Đây là loại Lụa có thiết kế sợi đan chéo bền chắc. Tương tự satin, lụa Twill có hai bề mặt vải khác nhau. Với kỹ thuật dệt chéo, vải có độ bền chắc cao hơn và có độ rũ êm nhẹ. Độ bóng của Lụa Twill cũng nhẹ hơn Satin nên phù hợp với nhiều người hơn. Lụa Twill có thể được dùng dể may váy, đồng phục, đồ công sở.. hoặc bất kỳ sản phẩm thời trang nào.

7. Lụa Organza

phân biệt các loại lụa
(Lụa Organza là sự kết hợp sợi tơ tằm và sợi tổng hợp nylon hoặc polyeste để cho cấu tạo giống Lụa tơ sống)

Lụa Organza là sự kết hợp sợi tơ tằm và sợi tổng hợp nylon hoặc polyeste để cho cấu tạo giống Lụa tơ sống. Lụa tơ sống là một dạng Lụa đắt đỏ trên thị trường. Lụa tơ tằm bình thường sẽ có 70% sợi tơ và 30% chất keo. Khi xử lý ra lụa tơ tằm, nhà sản xuất sẽ xử lý để còn lại 100% sợi tơ tằm. Còn Lụa sống thì giữ nguyên 30% lượng keo đi kèm sợi tơ. Nhờ giữ nguyên lớp keo này nên Lụa tơ sống có độ phồng, cứng và mỏng bay như tờ giấy. Tuy nhiên tìm được tấm Lụa tơ sống hiện nay như mò kim đáy bể, nên Organza được tạo ra nhằm để thay thế.

8. Lụa Linen (Linen silk)

cách phân biệt các loại lụa
(Lụa Linen là sự kết hợp giữa sợi Lanh và sợi Tơ tằm)

Linen silk là sự kết hợp của sợi Lanh và sợi Tơ tằm tự nhiên. Sợi Linen là một trong những loại sợi đắt nhất thế giới. Số lượng sợi Linen cũng khá hiếm. Nhưng vì những đặc tính cao cấp của Linen như nhẹ, mát, đứng mình giúp tôn dáng trang phục, đẹp thanh thoát vẫn khiến loại sợi này được quan tâm đặc biệt. Lanh lụa kết hợp ưu điểm của cả sợi Lanh và sợi Tơ Tằm tạo nên khúc vải giao thoa tuyệt vời, cho cảm nhận trên da thực sự khác biệt. Tuy nhiên, vải Linen silk chưa phổ biến trên thị trường. Hầu như loại vải này mới được sản xuất số lượng nhỏ theo đơn đặt hàng. Lý do sợi Linen ở Việt Nam khó kiếm, và giá thành sản phẩm khá cao.

9. Đũi

phân biệt các loại vải lụa
(Đũi làm từ kén tằm sau đó ươm tơ thô và dệt ra vải) 

Đũi là loại vải vô cùng đặc biệt. Mặc dù Đũi cũng được dệt từ sợi tơ tằm thô tự nhiên. Đũi có nhiều điểm độc đáo riêng biệt. Đũi làm từ kén tằm sau đó ươm tơ thô và dệt ra vải. Đũi có màu vàng nhạt tự nhiên của kén tằm. Đũi tuy nhìn thì dày mình nhưng lại thoáng, nhẹ mềm mại, dễ giặt và nhanh khô.

Nhiều người thường nhầm lẫn Đũi và Linen. Thực chất đây là 2 loại vải khác nhau. Vải đũi được dệt từ sợi tơ tằm, còn Linen được dệt từ sợi của cây Lanh. Do linen có một số tính chất giống đũi, nên nhiều nơi ở Việt Nam thường gọi Linen (Lanh) là Đũi. Linen có bề mặt mịn hơn, cũng đứng mình giống đũi giúp tạo form trang phục khá tốt.

Người phương Tây đặc biệt ưa thích Đũi tại Việt Nam. Tuy nhiên, Đũi là nguyên liệu khó kiểm nên giá thành cũng chưa rẻ và chưa quá phổ biến.

10. Cotton Lụa tơ tằm

phân biệt các loại vải lụa
(Cotton Lụa là sự kết hợp từ sợi tơ tằm và sợi cotton.)

Cotton lụa là sự kết hợp hài hòa giữa sợi cotton và sợi tơ tằm. Đây là loại vải có giá thành rẻ hơn rât nhiều so với lụa. Tuy nhiên lại mang ưu điểm của cả vải cotton và vải lụa. Cụ thể, cotton lụa là chất liệu vải mềm mịn, bóng mượt. Khi tiếp xúc với da cho cảm giác nhẹ tênh, mát mẻ và khả năng chống tĩnh điện (mặc mùa đông không bị giật tách khi ma sát). Cotton lụa phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Đặc biệt phù hợp với các trang phục mặc hè vì độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, Cotton lụa vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Dù mang nhiều ưu điểm về giá và trải nghiệm mặc.

Một số loại Lụa tơ tằm khác

Ngoài 10 loại thường gặp trên, một số Lụa bạn cũng sẽ được nghe nhiều như:

  • Là: trong “Lụa – Là – Gấm – Vóc”. Đây là loại vải cùng họ với Lụa. Là được dệt từ tơ nõn, có những đường dọc nhỏ đều. Là thường được dùng làm khăn hoặc nhuộm màu để làm các phần đổi màu trên y phục.
  • The, sa, xuyến, băng, quế: các loại sản phẩm này có đặc điểm chung là đều được dệt thủng. Nghĩa là trên mặt vải có nhiều lỗ thủng rất đẹp. Điểm khác nhau là ở bố cục của sợi dọc, sợi ngang. Các lỗ thủng giữa các loại vải này cũng khác nhau về độ thưa, dày, kích thước lỗ. Kỹ thuật dệt thủng đa dạng nhằm phục vụ thị hiếu của người dùng.
  • Lĩnh, đoạn, vóc, sa: đây là loại vải dệt dày. Số lượng sợi dọc của các loại vải này nhiều hơn lụa. Mỗi tấm có khoảng 8000 sợi dọc. Trong khi Lụa chỉ có 3000 sợi.

Lời kết

Lụa nói chung là vải được dệt từ sợi tơ tự nhiên. Loại lụa phổ biến nhất thường gặp là Lụa tơ tằm được dệt từ sợi tơ tằm. Lụa tơ tằm cũng có nhiều kiểu loại. Các loại lụa tơ tằm khác nhau hầu hết do kiểu dệt, cấu trúc vải, mật độ sợi tơ.. nhưng đều có điểm chung. Đó là sự nhẹ, mịn mướt trên da. Mặc mùa đông thì ấm hạ thì mát. Người thường xuyên mặc vải Lụa có ít nguy cơ gặp các vấn đề về da hơn các loại vải khác. Chính  Nhờ những đặc điểm này. Lụa tơ tằm từ xưa đã được coi là loại cực phẩm chuyên để tiến cung. Hơn 1000 năm trước, chỉ tầng lớp vua chúa, hoàng tộc mới được sử dụng Lụa tơ tằm.

Mong rằng bài viết này từ Nhaxasilk đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản để phân biệt các loại Lụa tơ tằm. Nếu bạn cần tư vấn, hoặc có thắc mắc. Vui lòng liên hệ:

Công ty CP lụa nha xá
Địa chỉ: Tầng 7, số 80 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 024.35.777.555
Fax: 024.35.777.555
Email: luanhaxa.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/Luanhaxa.eco

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *