Vải lụa tơ tằm được tạo nên như thế nào?

vai-lua-to-tam-nhaxasilk

Lụa tơ tằm nghe danh đã lâu nhưng mấy ai hiểu được chúng thực chất được làm ra như thế nào. Nhất là với các bạn trẻ sống trong xã hội hiện đại, công nghiệp hóa như hiện nay. Và để giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về loại vải lụa tơ tằm truyền thống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn quy trình tạo nên một tấm vải lụa tơ tằm theo cách truyền thống.

Vải lụa tơ tằm truyền thống-ST22
Vải lụa tơ tằm truyền thống-ST22

Các sản phẩm vải lụa tơ tằm từ ngàn xưa đến nay vẫn được coi là loại vải cao cấp thường dùng để may quần áo, đặc biệt là áo dài. Vải có đặc tính mềm, mịn, mỏng nhẹ, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, lại làm toát lên thần thái người mặc. Nhưng để có được tấm vải lụa tơ tằm thành phẩm vừa đẹp, vừa sang đó người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Và đây chính là quy trình để tạo nên chúng.

1. Nuôi tằm

Không giống như các loại vải sợi công nghiệp. Để có được lụa tơ tằm chuẩn, chất lượng tốt bắt buộc tơ phải được lấy từ con tằm. Do đó, việc đầu tiên cần làm chính là nuôi tằm.

Trung bình một con tằm có thể sống được 23 – 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác
Trung bình một con tằm có thể sống được 23 – 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác

Thời điểm lý tưởng để nuôi tằm chính là lúc khí hậu mát mẻ lúc mùa xuân hoặc mùa thu. Trung bình một con tằm có thể sống được 23 – 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác. Chúng có thể ăn lá dâu, lá sắn. Chúng ăn liên tục không kể ngày đêm. Và sau khoảng 3 tuần phát triển đến kích thước tối đa, chúng sẽ bò tới nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Kén tằm thiên nhiên
Kén tằm thiên nhiên

2. Nhả tơ kén

Tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc bên ngoài, định hình tổ kén. Sau đó chúng nằm trong đó và chuyển động theo hình số 8 tầm khoảng 3000 lần để nhả tơ, tạo thành những sợi tơ có thể dài gần 1000km quấn xung quanh kén.

Tơ chính là được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm
Tơ chính là được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm

Tơ chính là được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Chúng là một loại sợi protein lỏng, màu trong suốt, hơi nhớt, dễ đông cứng lại khi gặp không khí và tạo thành sợi tơ.

Khi đã nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

3. Ươm tơ

Đây chính là bước kéo tơ từ kén thành sợi tơ thành phẩm. Thời gian ươm tơ rơi vào khoảng 1 tuần sau khi tằm lên né và bắt buộc phải ươm hết trong 5 ngày.

Se sợi từ những kén tằm
Se sợi từ những kén tằm

Kén sẽ được thả vào nước sôi và đảo đều để chúng mềm và bong hết áo ngoài. Người thợ sẽ tìm mối gốc của tơ để rút ra, chập 10 sợi tơ thành 1 và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng.

4. Dệt lụa

Tùy vào chất lượng sợi tơ mà sẽ có các cách dệt khác nhau để tạo nên những loại vải lụa tơ tằm khác nhau như: vải satin, vải taffeta, vải đũi

Dệt lụa bằng máy tại làng lụa Nha Xá
Dệt lụa bằng máy tại làng lụa Nha Xá

5. Nhuộm màu

Vải lụa tơ tằm nguyên bản có màu trắng ngà. Muốn làm lụa có màu, cần tiến hành nhuộm màu cho lụa. Và tại lụa Nha Xá chúng tôi, tất cả các sản phẩm lụa đều được nhuộm màu theo phương pháp thủ công. Nhuộm bằng màu của những loại cây cỏ tự nhiên để tạo nên những thước vải có màu đẹp nhất, bền nhất.

Các loại cây cỏ nhuộm màu tự nhiên
Các loại cây cỏ nhuộm màu tự nhiên

Như vậy có thể thấy, để tạo nên một tấm vải lụa tơ tằm chuẩn không hề đơn giản. Đó cũng là lí do vì sao các sản phẩm lụa tơ tằm dệt truyền thống của lụa Nha Xá luôn có mức giá cao hơn so với lụa dệt theo kiểu công nghiệp của Trung Quốc.

— Xem thêm: Mẫu mã vải lụa tơ tằm mới

 

Công ty CP Lụa Nha Xá
VPĐD: Tầng 7, số 80 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
CSSX: Làng nghề dệt lụa Nha Xá – Duy Tiên – Hà Nam.
Hotline: 0943.549.019
Số điện thoại: 024.35.777.555
Email: luanhaxa.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/Luanhaxa.eco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *